Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Giá dịch vụ khám chữa bệnh

Giá dịch vụ khám chữa bệnh

Hỏi: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 04 ngày 21-1-2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc phê duyệt và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ, ngành khác quản lý, thì việc phê duyệt và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:


Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được quy định đối với phong kham đa khoa khu vực của từng địa phương - Ảnh: Kim Hải

Ðối với các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp các bộ, ngành: Bộ trưởng Y tế phê duyệt giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với từng cơ sở.

Ðối với trạm y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức, trạm y tế quân dân y, phòng khám quân dân y: Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được HÐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) quy định đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn của địa phương đó.

Ðối với bệnh xá quân dân y: Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được HÐND, UBND tỉnh quy định đối với phòng khám đa khoa khu vực của địa phương đó.

Ðối với các bệnh viện hạng II, III, IV thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp các bộ, ngành còn lại (bao gồm cả bệnh viện quân dân y): Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được HÐND, UBND tỉnh quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng hạng của địa phương đó.

Ðối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bộ, ngành chưa thực hiện việc xếp hạng thì cơ quan quản lý về y tế của bộ, ngành phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh thống nhất việc áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được HÐND, UBND tỉnh quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng hạng của địa phương đó trong thời gian chờ xếp hạng theo quy định của Bộ Y tế.

Quảng Bình: Khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 5.000 người dân

Quảng Bình: Khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 5.000 người dân

Ngày 14/6, đội trợ giúp y tế khám, chữa bệnh cộng đồng của Hoa Kỳ cùng các bác sĩ và tình nguyện viên trong nước đã tiến hành khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân các xã khó khăn.

Đây là một trong số các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của chương trình "Thiên thần Thái Bình Dương" (Pacific Angel) 2013, do Không quân Hoa Kỳ cùng với các tổ chức phi chính phủ và lực lượng quân sự Việt Nam thực hiện đối với người dân tỉnh Quảng Bình từ ngày 10 - 17/6. 


Khám mắt cho người dân

Các hoạt động hỗ trợ nhân đạo bao gồm: chăm sóc y tế, kham chua benh, xây dựng, sửa chữa và nâng cấp trạm xá, trường học... tại các xã Vĩnh Ninh, Hải Ninh, Gia Ninh, Xuân Ninh và xã Trường Xuân của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, do hơn 50 quân nhân của Hoa Kỳ cùng các tổ chức phi chính phủ tại địa phương và lực lượng quân sự Việt Nam tiến hành. 


...và tư vấn sức khỏe 

Trước đó, bắt đầu từ 10/6, một đội xây lắp, kỹ thuật gồm 30 người gồm cả cán bộ, quân nhân của Không quân Hoa Kỳ và nhà thầu từ phía Việt Nam đã tham gia xây dựng mới Trạm y tế xã Vĩnh Ninh, theo đúng tiêu chuẩn của một cơ sở y tế hiện đại nhưng vẫn phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như phong tục tập quán của địa phương. 



Xây mới và cải tạo một số hạng mục ở Trạm y tế xã Vĩnh Ninh, Trường Mầm non Xuân Ninh và Trường THCS Gia Ninh 

Bên cạnh đó, tôn tạo và nâng cấp một số hạng mục như: hệ thống ống quạt, nước, điện, trần nhà và ngói; sơn mới các phòng; xây mới bể phốt xử lý rác thải y tế tại các trạm xá, Trường Mầm non Xuân Ninh và Trường THCS Gia Ninh. 

Ngoài ra, đội trợ giúp y tế khám, chữa bệnh cộng đồng của Hoa Kỳ do bà Amy Gammill - bác sĩ trưởng Chương trình "Thiên Thần Thái Bình Dương" đã tiến hành khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 2.000 lượt người dân tại Trường Tiểu học Trường Xuân và Trường Tiểu học Hải Ninh. 


Dự kiến, trong vòng 1 tuần thực hiện Chương trình "Thiên thần Thái Bình Dương" tại Quảng Bình, đội trợ giúp y tế sẽ khám và chữa bệnh cho khoảng hơn 5.000 người dân ở đây. Việc khám chữa bệnh bao gồm khám nội khoa, kham tong quat, nha khoa, nhãn khoa, nhi khoa và kỹ thuật.

Khám chữa bệnh : Đầu tư cho con người chưa thỏa đáng

Khám chữa bệnh : Đầu tư cho con người chưa thỏa đáng

Nhìn nhận một sự thật rằng chất lượng kham chua benh của chúng ta còn thấp, người dân vẫn chưa thực sự thụ hưởng những chăm sóc từ các chính sách y tế mang lại.

Và điều này không thể đỗ lỗi cho các y bác sỹ mà vẫn phải đổ lỗi cho một điều đã cũ: “Cơ chế”! Ngành y và nghề y dẫu đã được quan tâm và đầu tư, nhưng vẫn chưa đúng mức…

Đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người!


Ảnh minh họa

Cạnh Giáo dục, Y tế là một ngành đặc thù và nó liên quan mật thiết đến sức khỏe cộng đồng. Tính mạng của mỗi một người dân phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe, kham chua benh của ngành Y tế. Bởi vậy đầu tư cho y tế nghĩa là đầu tư cho con người.

Vậy nhưng chỉ cần so sánh với các nước trong khu vực thì mức đầu tư cho y tế của chúng ta vẫn còn quá thấp. Hệ lụy của nó là đầy những nghịch lý tồn tại trong ngành Y gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đó là thiếu và chất lượng nguồn nhân lực có vấn đề, là quá tải bệnh viện, là trang thiết bị y tế và hạ tầng bệnh viện lạc hậu, là y tế cơ sở không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, là nhũng nhiếu, suy thoái y đức trong ngành y…

Tất cả điều này đôi lúc làm lu mờ đi chính cả những cống hiến và công lao của ngành y trong suốt thời gian qua. Và suy cho cùng, cái gốc của vấn đề vẫn là sự đầu tư cho y tế đồng nghĩa với đầu tư cho con người còn bộc lộ những bất cập.

Một ví dụ nho nhỏ cho thấy đôi lúc những cư xử của một số bệnh viện khiến người ta thấy có gì đó như bất nhẫn với mạng sống con người.

Bệnh viện Nhi TW là một bệnh viện tuyến trên, ở đó có nhiều y bác sỹ giỏi, y đức nơi đây cũng được đánh giá cao. Vậy nhưng hình như nơi đây chỉ lo chữa bệnh cho…người sống, và chết là…hết việc!

Nói vậy là bởi lẽ có lần chúng tôi đi tiễn con của một đồng nghiệp về nơi an nghỉ cuối cùng. Cháu mất và được đưa vào nhà lạnh của bệnh viện này để chuẩn bị an táng.

Và “nhà lạnh” là một căn phòng cấp 4 bé tẹo, ẩm thấp và bên ngoài mốc thếch rêu với những vết gạch chéo loang lổ.

Trong nhà lạnh là một bàn thờ chật chội, cạnh đó là một đống áo quan sơ sinh đặt lộn xộn. Vì là hài nhi nên nhiều gia đình làm lễ tại đây trước khi đưa bé đi an táng, nhưng ai cũng không khỏi chạnh lòng thương các hài nhi bạc mệnh được để nơi “nhà lạnh” sơ sài và tạm bợ này.

Và đương nhiên câu chuyện này sẽ được đổ tại…kinh phí, tại các nguồn đầu tư.

Và nếu Nhà nước quan tâm hơn, ngân sách cho bệnh viện nhiều hơn thì bệnh viện sẽ “chỉnh chu” hơn ngay và không để người nhà bệnh nhân chạnh lòng vì những việc hậu sự này.

Chắc chắn bệnh viện cũng biết nhưng có lẽ họ “lực bất tòng tâm” cũng vì… “cơ chế”!

Thời thị trường khi cơ chế mở cửa thì các bệnh viện gắn với các định danh “ngoại” mang tính chất hợp tác làm ăn thì phát triển mạnh cả về hạ tầng lẫn trang thiết bị Y tế, chẳng hạn như Việt Mỹ- Việt Pháp- Việt Nhật…Còn các vệnh viện “nội” thì vẫn dẫm chân tại chỗ.

Mặc dù Nhà nước vẫn tăng ngân sách cho y tế đều đặn, nhưng nếu tính bình quân cỡ khoảng 10USD/năm/1 người dân thì con số này vẫn còn ít ỏi.

Và như vậy, người bệnh vẫn phải gánh một khoản chi trả khổng lồ trong khám chữa bệnh.

Trong cái khó vẫn có những thành tựu sáng ngời.


Ảnh minh họa

Nói đi nói lại thì những khó khăn khách quan nói trên đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến ngành Y tế. Tự thân mỗi một y bác sỹ trong ngành đều mong muốn được làm việc và cống hiến bằng tất cả tài trí và tâm đức của mình.

Nhưng lực bất tòng tâm, thu nhập thấp, điều kiện làm việc và sức ép công việc khiến họ nhiều lúc không làm tròn nhiệm vụ của mình.

Mỗi người dân đến bệnh viện chờ hàng giờ để gặp bác sỹ dăm ba phút. Một bác sỹ trong 8 tiếng đồng hồ phải khám cho cả trăm bệnh nhân. Đây là những “hoạt cảnh” có thực, vậy nên chất lượng khám chữa bệnh không cao cũng là điều dễ hiểu.

Đành vậy, nhưng vẫn còn những con người đầy tâm huyết cho nền y học nước nhà. Và vẫn có những y bác sỹ tận tâm với nghề, họ như những “thanh âm trong trẻo vút lên giữa những âm thanh hỗn độn xô bồ”, theo cách nói của cố nhà văn Nguyễn Tuân.

Thành tựu ban đầu về ứng dụng công nghệ tế bào gốc đang mở ra nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư máu, tổn thương tim và rất nhiều căn bệnh khác.

Viện tim mạch Việt Nam phối hợp với Viện huyết học Truyền máu Trung ương đang có những nghiên cứu và thử nghiệm điều trị lâm sàng bước đầu trên một số bệnh nhân và đang cho những kết quả mong đợi.

Tịnh tiến lại thời gian, công nghệ ghép tạng, đặc biệt là những ca ghép ghan đầy khó khăn cũng đã thành công ở Việt Nam tong thời gian qua.

Rồi câu chuyện sản xuất những dược phẩm, sinh phẩm y tế “made in Vietnam” như vắc xin phòng cúm, hoạt chất chống ung thư trong tử cung trong bài thuốc chiết xuất tử cây Trinh nữ hoàng cung…đều là những minh chứng cho sự nghiệp vì sức khỏe người dân từ những y bác sỹ, dược sỹ tận tâm với nghề...

Cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 46 và Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị.


Ảnh minh họa

Bộ Chính trị (Khóa IX) đã có Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới).

Trước đó, ngày 22 tháng 1 năm 2002 Ban bí thư có Chỉ thị số 06-CT/TW về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”. Nhìn lại một chặng đường thực hiện, Bộ chính trị đã có kết luận số 34 KK/TW, trong đó đã thằng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, chúng tôi xin trích nguyên văn:

“Việc thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW và Chỉ thị 06-NQ/TW vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém; những bất cập, yếu kém nêu trong Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị chậm được khắc phục, có mặt còn trầm trọng hơn.

Một là, việc triển khai tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết đối với các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và một số tỉnh/thành ủy còn chậm và chưa quyết liệt; việc thể chế hoá thành các chính sách, đề án, dự án cụ thể diễn ra muộn và tiến độ thực hiện chậm.

Hai là, nhận thức về các quan điểm và một số giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 46-NQ/TW chưa đầy đủ và sâu sắc. Đặc biệt, quan điểm thứ năm của Nghị quyết 46-NQ/TW "Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt" chưa được triển khai thành một nhóm chính sách tổng thể mang tính hệ thống.

Ba là, mô hình tổ chức hệ thống y tế còn chưa phù hợp và không ổn định, nhất là hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng.

>> Xem thêm : phòng khám

Bốn là, chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế. Đội ngũ cán bộ y tế hiện nay đang rất thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu và phân bổ chưa hợp lý giữa các lĩnh vực, các vùng, miền; biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngành y tế vẫn chưa được ngăn chặn và khắc phục triệt để.

Năm là, tổng đầu tư cho y tế còn thấp so với nhu cầu đặt ra trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân (chỉ chiếm bình quân/năm là 2,4% so với GDP); diện bao phủ BHYT vẫn còn ở mức thấp, khả năng cân bằng Quỹ BHYT yếu; tỷ trọng ngân sách y tế từ nguồn người dân chi trả trực tiếp khi sử dụng các dịch vụ y tế so với tổng ngân sách chi tiêu y tế vẫn ở mức cao (trên 60%).

Sáu là, xã hội hóa y tế chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Bảy là, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khỏe đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Và như vậy, để xây dựng một nền Y tế vì cộng đồng, vì con người thì việc quan trọng hàng đầu là phải khắc phục cho bằng được những nhược điểm mà Kết luận quan trọng này thẳng thắn nêu ra.

Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí

Trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí

Theo quy định, trẻ dưới 6 tuổi có bảo hiểm y tế (BHYT) được khám, chữa bệnh miễn phí. Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 Luật BHYT quy định, trẻ em dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu hoặc đúng tuyến chuyên môn, kỹ thuật.

kham chua benh

Ảnh minh họa

Trường hợp đi khám, chữa bệnh không đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu hoặc không đúng tuyến chuyên môn, kỹ thuật thì được quỹ BHYT thanh toán 70% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện hạng III, 50% tại bệnh viện hạng II, 30% tại bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt.

Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi đi khám, chữa bệnh nhưng chưa có thẻ BHYT, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để thanh toán với BHXH và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.

Luật BHYT cũng quy định, UBND xã, phường, thị trấn nơi trẻ em cư trú (bao gồm thường trú và tạm trú) có trách nhiệm lập danh sách và đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Để trẻ được cấp thẻ BHYT kịp thời, sau khi sinh trẻ, bố mẹ trẻ phải làm thủ tục đăng kí khai sinh để trẻ được thụ hưởng các chính sách xã hội.

Trách nhiệm lập danh sách cấp thẻ BHYT thuộc UBND cấp xã và ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Căn cứ danh sách UBND cấp xã lập, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp thẻ cho trẻ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHYT phải cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tin tức ngành y - khám chữa bệnh

Tin tức ngành y - khám chữa bệnh

Thầy thuốc, bệnh nhân và những sự cố: Đi tìm hành lang pháp lý

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Bs Nguyễn Hữu Tùng - tổng thư ký Hội Hành nghề y tư nhân TP.HCM - nói mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là vấn đề xã hội bức xúc từ lâu. Việc phòng bệnh kém làm gia tăng tình trạng quá tải bệnh nhân, cơ sở hạ tầng bệnh viện xuống cấp, thầy thuốc phải làm việc quá sức...

Quá tải và thiếu “chuẩn”

Bác sĩ ở nước ngoài được 15 phút khám bệnh, tư vấn, nâng cao kiến thức y học cho bệnh nhân. Họ có thời gian giúp bệnh nhân biết nguyên nhân vì sao bệnh, cách xử lý ra sao, phòng bệnh thế nào để không bị tái phát... Nếu ở VN bệnh nhân được khám 15 phút, một ngày tám tiếng làm việc mỗi bác sĩ chỉ khám được 32 ca.

Trong khi nhiều bệnh viện ở TP và cả nước mỗi ngày phải khám 2.000-4.000 bệnh nhân, nhiều bệnh viện phải mổ 100-120 ca/ngày. Các bệnh viện cần bao nhiêu phòng khám, phòng mổ, bao nhiêu bác sĩ để khám, để mổ? Không đủ nhân lực, không đủ hạ tầng cơ sở, trang thiết bị... nhưng vẫn phải tiếp nhận khám chữa bệnh quá mức, quá khả năng dẫn đến xung đối giữa thầy thuốc và bệnh nhân ngày càng nhiều. Sự xung đối này âm ỉ từ lâu khiến cả hai bên cùng chịu nhiều áp lực, thiệt thòi.


BS Nguyễn Hữu Tùng - Ảnh. L.Th.H.

Dù đứng về phía ai, bệnh nhân hay thầy thuốc đều có những nỗi niềm. Quản lý xã hội thì không thể chi phối bởi nỗi niềm mà phải bằng thể chế. Thể chế đó phải rất rõ ràng, đó là luật hành nghề cho thầy thuốc và luật bệnh nhân.

Lỗi hệ thống còn thể hiện đến nay ngành y vẫn chưa có đầy đủ và cập nhật các phác đồ, quy trình chẩn đoán và điều trị cho từng loại bệnh. Bệnh viện cũng chưa có hệ thống quản lý rủi ro, quản lý an toàn, làm vừa lòng người bệnh... Những phác đồ, quy trình này phải được viết ra, được công nhận, chấm điểm, được kiểm tra hằng ngày.

Một báo cáo khoa học ở Mỹ cho thấy năm 2009 vừa qua, tai biến y khoa ở nước này làm chết 100.000 người. Mỹ thống kê được con số này vì họ có quy trình quản lý tai biến, rủi ro. VN chưa xác lập, thống kê được vì chưa có chuẩn quản lý những rủi ro này.

Cũng vì chưa có chuẩn cụ thể khi hành nghề nên không thể phủ nhận một thực tế không ít bác sĩ ngoại khoa thường nói nhiều về thành công hơn là thất bại của ca mổ. Đa số bác sĩ nói rủi ro ít, thậm chí nói rất nhẹ hoặc chỉ nói lướt qua vì sợ bệnh nhân nghe rồi sợ và bỏ đi. Có bác sĩ còn đẩy tỉ lệ rủi ro xuống thấp hơn y văn. Họ không nói hết những rủi ro vì ca mổ có thể đem lại cho họ quyền lợi vật chất, danh dự, uy tín hoặc đem lại sự thỏa lòng đam mê được mổ những ca khó, được cứu bệnh nhân. Những nhà quản lý bệnh viện cũng sợ mất bệnh nhân nên chưa xây dựng quy trình tư vấn cho thầy thuốc khi tiếp xúc, giải thích với người bệnh.

Chỉ mới xử bằng “tình”

Dư luận xã hội cũng như cơ quan quản lý đều thấy ngành y còn nhiều bất cập. Trong đó, bất cập lớn nhất là phục vụ người bệnh chưa tốt. Điều bệnh nhân phàn nàn nhất là thái độ tiếp xúc và sự đối xử của thầy thuốc. Nét mặt, thái độ, lời nói của nhân viên y tế nhiều lúc chưa được đàng hoàng, chưa tôn trọng bệnh nhân.

Tuy nhiên, xã hội cũng phải nhìn nhận những cống hiến của thầy thuốc. Các bệnh viện mỗi ngày khám chữa bệnh cho hàng triệu lượt bệnh nhân trên cả nước. Tai biến một số ca nào đó xảy ra là rất thấp so với những gì thầy thuốc làm được. Thường những gì thầy thuốc làm được không được đặt lên bàn cân. Còn những rủi ro, tai biến cho người bệnh khi thầy thuốc hành nghề lại được cân một phía. Tất yếu bàn cân “tai biến” bị trì xuống và dư luận xã hội phản ứng rất khủng khiếp với ngành y.

Trong tất cả các sách vở y khoa, trang đầu của sách bao giờ cũng có câu “Y khoa là ngành khoa học không chắc chắn”. Không như toán học, vật lý, y khoa là ngành khoa học thực nghiệm, lấy những kinh nghiệm của người đi trước để làm tốt hơn cho người bệnh. Không thầy thuốc nào dám chắc chắn mình có thể làm được tất cả mọi thứ.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp thầy thuốc chủ quan khi hành nghề. Họ có thể chủ quan vì ham mê nghề nghiệp, chủ quan cho mình đã lĩnh hội được tất cả kiến thức, chủ quan rằng bàn tay, khối óc của mình có thể làm được việc đó. Có khi chủ quan vì thiết tha mong muốn có được danh dự, uy tín trước mặt bệnh nhân nên họ nói với bệnh nhân là mình làm được.

Cả ngành y tế đều thấy thầy thuốc luôn phải đối mặt với những rủi ro nghề nghiệp, nhưng vẫn chưa có những giải pháp hợp lý, hợp tình. Khi xảy ra sự cố thường bệnh viện sử dụng cái tình là kêu gọi sự thông cảm của bệnh nhân chứ chưa dùng đến lý. Ở nhiều nước, họ dựa trên quan điểm “bệnh nhân là trên hết” để xây dựng hẳn một luật riêng cho người bệnh. Họ cũng có hẳn luật hành nghề để bảo vệ quyền lợi chính đáng của thầy thuốc. Gần đây nước ta mới có Luật khám, chữa bệnh nhưng đến 1-1-2011 mới có hiệu lực. Luật này có quy định những điều khoản bảo vệ bệnh nhân nhưng quy định bảo vệ thầy thuốc còn bỏ ngỏ.

Phải dùng luật

Cả ba người: bệnh nhân, thân nhân và bác sĩ lúc đầu cùng hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân. Đã cùng một mục tiêu sẽ cùng chiến đấu trên một chiến tuyến. Nhưng vì sao sau đó họ lại trở thành đối mặt?

Những vụ việc khiếu kiện bệnh viện kéo dài báo Tuổi Trẻ đặt ra là do chưa có hành lang pháp lý. Hiện chúng ta giải quyết vụ việc mới chỉ bằng tình chứ chưa bằng lý. Do giải quyết bằng tình, hai bên thường chọn giải pháp thương lượng tiền đền bù. Có thân nhân yêu cầu bồi thường vài chục triệu đồng nhưng cũng có người đòi hàng tỉ.

Đền bù bao nhiêu gần như tùy sự thông cảm của thân nhân người bệnh. Việc thương lượng xuất phát từ việc bệnh viện sợ ảnh hưởng tài chính, sợ mất uy tín, sợ tinh thần thầy thuốc sa sút, chán nản. Có khi thân nhân còn đem người bệnh ra “mặc cả” đền bù với bệnh viện. Cách giải quyết theo tình có thể khiến mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân trở thành mối quan hệ mua bán hàng hóa.

Phải có luật hành nghề cho thầy thuốc và luật bệnh nhân mới có thể giải quyết được những vấn đề trên. Hai luật này phải dựa trên những luật hiện có như Luật bảo hiểm y tế, Luật khám, chữa bệnh...Đồng thời dựa trên các tiêu chuẩn quản lý bệnh viện, phác đồ chẩn đoán, điều trị, quy trình phẫu thuật cụ thể, chi tiết do Vụ điều trị quy định, ban hành để xây dựng.

Những phác đồ, quy trình, tiêu chuẩn này được công khai không chỉ cho thầy thuốc mà người bệnh, luật sư đều được biết. Khi đó sẽ không còn thầy thuốc và bệnh nhân đấu chấp với nhau. Luật sư của hai bên chỉ cần đối chiếu các phác đồ, quy trình... xem đúng - sai chỗ nào và căn cứ theo luật hành nghề, luật bệnh nhân để giải quyết. Người bệnh cũng như thầy thuốc khi đó mới hết những áp lực, khủng hoảng, dằn vặt, khổ đau, cảm thấy an tâm khi đi kham chua benh và hành nghề.

Theo BS Nguyễn Hữu Tùng (Tuổi trẻ Online)

Nguồn: Internet

Khám chữa bệnh - Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Khám chữa bệnh - Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong khi thế giới đã có hơn 40 năm kinh nghiệm về lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) thì ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn rất mới và còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, TS Khuê cũng cho biết, trong năm 2009, lượng tiêu thụ morphin giảm đau cho người bệnh đã tăng gấp 2 lần so với năm 2004. Đây là tiến bộ vượt bậc do việc đào tạo giảm đau và CSGN được chú trọng hơn và nhiều chương trình hơn trong CSGN được thực hiện. Được biết, từ năm 2006, Bộ Y tế đã hợp tác với các tổ chức quốc tế để triển khai các khoá đào tạo về CSGN cho hơn 700 thầy thuốc lâm sàng đang điều trị cho bệnh nhân ung thư và bệnh nhân HIV/AIDS, đào tạo nâng cao cho 78 bác sĩ... Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ đưa nội dung CSGN vào chương trình đào tạo của các trường Đại học Y, Dược.

Chi tiết có thể xem tại đây