Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Khám chữa bệnh : Đầu tư cho con người chưa thỏa đáng

Khám chữa bệnh : Đầu tư cho con người chưa thỏa đáng

Nhìn nhận một sự thật rằng chất lượng kham chua benh của chúng ta còn thấp, người dân vẫn chưa thực sự thụ hưởng những chăm sóc từ các chính sách y tế mang lại.

Và điều này không thể đỗ lỗi cho các y bác sỹ mà vẫn phải đổ lỗi cho một điều đã cũ: “Cơ chế”! Ngành y và nghề y dẫu đã được quan tâm và đầu tư, nhưng vẫn chưa đúng mức…

Đầu tư cho y tế là đầu tư cho con người!


Ảnh minh họa

Cạnh Giáo dục, Y tế là một ngành đặc thù và nó liên quan mật thiết đến sức khỏe cộng đồng. Tính mạng của mỗi một người dân phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc sức khỏe, kham chua benh của ngành Y tế. Bởi vậy đầu tư cho y tế nghĩa là đầu tư cho con người.

Vậy nhưng chỉ cần so sánh với các nước trong khu vực thì mức đầu tư cho y tế của chúng ta vẫn còn quá thấp. Hệ lụy của nó là đầy những nghịch lý tồn tại trong ngành Y gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đó là thiếu và chất lượng nguồn nhân lực có vấn đề, là quá tải bệnh viện, là trang thiết bị y tế và hạ tầng bệnh viện lạc hậu, là y tế cơ sở không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, là nhũng nhiếu, suy thoái y đức trong ngành y…

Tất cả điều này đôi lúc làm lu mờ đi chính cả những cống hiến và công lao của ngành y trong suốt thời gian qua. Và suy cho cùng, cái gốc của vấn đề vẫn là sự đầu tư cho y tế đồng nghĩa với đầu tư cho con người còn bộc lộ những bất cập.

Một ví dụ nho nhỏ cho thấy đôi lúc những cư xử của một số bệnh viện khiến người ta thấy có gì đó như bất nhẫn với mạng sống con người.

Bệnh viện Nhi TW là một bệnh viện tuyến trên, ở đó có nhiều y bác sỹ giỏi, y đức nơi đây cũng được đánh giá cao. Vậy nhưng hình như nơi đây chỉ lo chữa bệnh cho…người sống, và chết là…hết việc!

Nói vậy là bởi lẽ có lần chúng tôi đi tiễn con của một đồng nghiệp về nơi an nghỉ cuối cùng. Cháu mất và được đưa vào nhà lạnh của bệnh viện này để chuẩn bị an táng.

Và “nhà lạnh” là một căn phòng cấp 4 bé tẹo, ẩm thấp và bên ngoài mốc thếch rêu với những vết gạch chéo loang lổ.

Trong nhà lạnh là một bàn thờ chật chội, cạnh đó là một đống áo quan sơ sinh đặt lộn xộn. Vì là hài nhi nên nhiều gia đình làm lễ tại đây trước khi đưa bé đi an táng, nhưng ai cũng không khỏi chạnh lòng thương các hài nhi bạc mệnh được để nơi “nhà lạnh” sơ sài và tạm bợ này.

Và đương nhiên câu chuyện này sẽ được đổ tại…kinh phí, tại các nguồn đầu tư.

Và nếu Nhà nước quan tâm hơn, ngân sách cho bệnh viện nhiều hơn thì bệnh viện sẽ “chỉnh chu” hơn ngay và không để người nhà bệnh nhân chạnh lòng vì những việc hậu sự này.

Chắc chắn bệnh viện cũng biết nhưng có lẽ họ “lực bất tòng tâm” cũng vì… “cơ chế”!

Thời thị trường khi cơ chế mở cửa thì các bệnh viện gắn với các định danh “ngoại” mang tính chất hợp tác làm ăn thì phát triển mạnh cả về hạ tầng lẫn trang thiết bị Y tế, chẳng hạn như Việt Mỹ- Việt Pháp- Việt Nhật…Còn các vệnh viện “nội” thì vẫn dẫm chân tại chỗ.

Mặc dù Nhà nước vẫn tăng ngân sách cho y tế đều đặn, nhưng nếu tính bình quân cỡ khoảng 10USD/năm/1 người dân thì con số này vẫn còn ít ỏi.

Và như vậy, người bệnh vẫn phải gánh một khoản chi trả khổng lồ trong khám chữa bệnh.

Trong cái khó vẫn có những thành tựu sáng ngời.


Ảnh minh họa

Nói đi nói lại thì những khó khăn khách quan nói trên đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến ngành Y tế. Tự thân mỗi một y bác sỹ trong ngành đều mong muốn được làm việc và cống hiến bằng tất cả tài trí và tâm đức của mình.

Nhưng lực bất tòng tâm, thu nhập thấp, điều kiện làm việc và sức ép công việc khiến họ nhiều lúc không làm tròn nhiệm vụ của mình.

Mỗi người dân đến bệnh viện chờ hàng giờ để gặp bác sỹ dăm ba phút. Một bác sỹ trong 8 tiếng đồng hồ phải khám cho cả trăm bệnh nhân. Đây là những “hoạt cảnh” có thực, vậy nên chất lượng khám chữa bệnh không cao cũng là điều dễ hiểu.

Đành vậy, nhưng vẫn còn những con người đầy tâm huyết cho nền y học nước nhà. Và vẫn có những y bác sỹ tận tâm với nghề, họ như những “thanh âm trong trẻo vút lên giữa những âm thanh hỗn độn xô bồ”, theo cách nói của cố nhà văn Nguyễn Tuân.

Thành tựu ban đầu về ứng dụng công nghệ tế bào gốc đang mở ra nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư máu, tổn thương tim và rất nhiều căn bệnh khác.

Viện tim mạch Việt Nam phối hợp với Viện huyết học Truyền máu Trung ương đang có những nghiên cứu và thử nghiệm điều trị lâm sàng bước đầu trên một số bệnh nhân và đang cho những kết quả mong đợi.

Tịnh tiến lại thời gian, công nghệ ghép tạng, đặc biệt là những ca ghép ghan đầy khó khăn cũng đã thành công ở Việt Nam tong thời gian qua.

Rồi câu chuyện sản xuất những dược phẩm, sinh phẩm y tế “made in Vietnam” như vắc xin phòng cúm, hoạt chất chống ung thư trong tử cung trong bài thuốc chiết xuất tử cây Trinh nữ hoàng cung…đều là những minh chứng cho sự nghiệp vì sức khỏe người dân từ những y bác sỹ, dược sỹ tận tâm với nghề...

Cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 46 và Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị.


Ảnh minh họa

Bộ Chính trị (Khóa IX) đã có Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới).

Trước đó, ngày 22 tháng 1 năm 2002 Ban bí thư có Chỉ thị số 06-CT/TW về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”. Nhìn lại một chặng đường thực hiện, Bộ chính trị đã có kết luận số 34 KK/TW, trong đó đã thằng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, chúng tôi xin trích nguyên văn:

“Việc thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW và Chỉ thị 06-NQ/TW vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém; những bất cập, yếu kém nêu trong Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị chậm được khắc phục, có mặt còn trầm trọng hơn.

Một là, việc triển khai tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết đối với các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và một số tỉnh/thành ủy còn chậm và chưa quyết liệt; việc thể chế hoá thành các chính sách, đề án, dự án cụ thể diễn ra muộn và tiến độ thực hiện chậm.

Hai là, nhận thức về các quan điểm và một số giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 46-NQ/TW chưa đầy đủ và sâu sắc. Đặc biệt, quan điểm thứ năm của Nghị quyết 46-NQ/TW "Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt" chưa được triển khai thành một nhóm chính sách tổng thể mang tính hệ thống.

Ba là, mô hình tổ chức hệ thống y tế còn chưa phù hợp và không ổn định, nhất là hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng.

>> Xem thêm : phòng khám

Bốn là, chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế. Đội ngũ cán bộ y tế hiện nay đang rất thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, cơ cấu và phân bổ chưa hợp lý giữa các lĩnh vực, các vùng, miền; biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, nhân viên ngành y tế vẫn chưa được ngăn chặn và khắc phục triệt để.

Năm là, tổng đầu tư cho y tế còn thấp so với nhu cầu đặt ra trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân (chỉ chiếm bình quân/năm là 2,4% so với GDP); diện bao phủ BHYT vẫn còn ở mức thấp, khả năng cân bằng Quỹ BHYT yếu; tỷ trọng ngân sách y tế từ nguồn người dân chi trả trực tiếp khi sử dụng các dịch vụ y tế so với tổng ngân sách chi tiêu y tế vẫn ở mức cao (trên 60%).

Sáu là, xã hội hóa y tế chưa đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Bảy là, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khỏe đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Và như vậy, để xây dựng một nền Y tế vì cộng đồng, vì con người thì việc quan trọng hàng đầu là phải khắc phục cho bằng được những nhược điểm mà Kết luận quan trọng này thẳng thắn nêu ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét